Nghề chăm sóc xe hơi Detailing: Thu nhập cao, dễ làm giàu nhưng ít ai biết

Nghề chăm sóc xe hơi Detailing: Đầy tiềm năng nhưng đang khan hiếm “thợ thầy”

Ngay từ năm 1985, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng cấm xe máy tại Bắc Kinh, tiếp đó là Quảng Châu năm 1998, Thượng Hải năm 2002. Năm 2003, Myanmar cũng tiến hành cấm xe máy hoạt động trong khu vực thành phố Yangon. Năm 2014, Indonesia cũng thực hiện tương tự ở thành phố Jakarta. Việc nhiều quốc gia cấm xe máy chủ yếu đến từ nguyên nhân chung do số lượng xe máy tăng mạnh khiến giao thông rơi vào tình trạng khó kiểm soát, ùn tắc nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, số vụ tai nạn và những tội phạm liên quan đến xe máy tăng cao.

Như vậy, có thể thấy cấm xe máy là xu hướng tất yếu để phát triển. Ở nước ta, vấn đề cấm xe máy tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… cũng đã được đưa ra bàn luận rất nhiều. Và theo dự kiến, một số quận nội thành Hà Nội sẽ bắt đầu áp dụng việc cấm lưu thông xe máy vào năm 2030. Cấm xe máy sẽ tạo đà phát triển vượt bậc cho ngành ô tô. Trong nhiều năm tới, người Việt sở hữu một chiếc ô tô để phục vụ di chuyển là điều tất yếu nếu không muốn sử dụng phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, chưa cần phải xét đến tương lai xa bởi ngay thời điểm hiện tại, ngành ô tô Việt Nam đã liên tiếp ghi dấu nhiều kỷ lục mới. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ gần 290.000 xe ô tô các loại. Hầu hết là các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới từ hạng phổ thông như Toyota, Honda, Mazda, Kia, Hyundai, Mitsubishi, Ford… đến hạng sang như Mercedes, BMW, Audi… đều đã có mặt tại Việt Nam. Đặc biệt, việc tập đoàn Vingroup tham gia ngành sản xuất ô tô với sự ra đời của VinFast một lần nữa cho thấy thị trường ô tô Việt Nam tiềm năng lớn đến thế nào.

Giá xe ô tô cũ lẫn mới giảm mạnh, nhiều chính sách hỗ trợ mua ô tô trả góp, nhiều mẫu xe ô tô giá rẻ 300 – 400 ra đời… trong khi thu nhập tăng khiến mong muốn mua ô tô của nhiều người Việt tưởng chừng là giấc mơ lại trở thành hiện thực một cách đơn giản.

Bên cạnh lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, dịch vụ chăm sóc xe ô tô chuyên nghiệp Detailing được đánh giá là một “miếng bánh béo bở” không kém, thậm chí còn “thơm hơn”. Bởi mức đầu tư không quá lớn nhưng “ngon ăn” nhờ nhu cầu bảo dưỡng, chăm sóc xe thường xuyên của người dùng ô tô.

Những năm gần đầy dịch vụ chăm sóc xe ô tô (còn gọi là Detailing) bắt đầu phát triển nhiều tại Việt Nam. Riêng thời điểm hiện tại, những loại hình dịch vụ này đang nở rộ. Nhưng theo nhiều chuyên gia dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong tương lai. Bởi tiềm năng phát triển vượt bậc của ngành ô tô Việt Nam, xu hướng người Việt lựa chọn ô tô làm phương tiện di chuyển chính là điều “không sớm thì muộn”. Tuy nhiên ngành ô tô Việt Nam phát triển bùng nổ quá nhanh khiến nguồn nhân lực không kịp đáp ứng, dẫn đến cung không đủ cầu.

Rất nhiều trung tâm chăm sóc xe hơi “đau đầu” vì tình cảnh “khan hiếm thợ thầy”, lần mò không ra thợ cứng tay nghề dù trả mức lương trên 10 triệu đồng/tháng, thậm cao chí hơn.

Nghề chăm sóc ô tô Detailing Car là gì?

Detailing Car là một lĩnh vực bao gồm những hoạt động và quy trình nhằm giúp khắc phục lỗi đồng thời bảo dưỡng, chăm sóc giúp xe ô tô luôn ở tình trạng tốt nhất. Khác với ngành sửa chữa, bảo dưỡng ô tô thường chỉ tập trung vào mặt cơ khí, hệ thống vận hành xe. Ngành Detailing Car tập trung vào phương diện thẩm mỹ, làm đẹp nội ngoại thất xe, hướng đến mang lại các trải nghiệm cao cấp và sang trọng nhất cho người dùng.

Ngành Detailing Car thường sẽ có các hạng mục chăm sóc ô tô cụ thể như: vệ sinh nội ngoại thất ô tô, tẩy ố kính – sơn xe, đánh bóng – hiệu chỉnh sơn ô tô, phủ ceramic/nano…

Học nghề chăm sóc xe hơi Detailing: Lương cao, đầy cơ hội, thời gian học ngắn

Ở Việt Nam thường đi học nghề sẽ mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm. Các trường trung cấp đào tạo nghề thường mất ít nhất 1 – 1,5 năm. Trong khi nghề chăm sóc ô tô Detailing Car là một trong những nghề “hot” mà lại đơn giản nhất. Thời gian học nghề chăm sóc xe hơi bài bản thường chỉ mất 1 – 1,5 tháng. Tại Việt Nam có một vài trung tâm đã tổ chức đào tạo chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp theo giao trình chuẩn của I.D.A ( International Detailing Association) kết hợp với thực hành chỉ vỏn vẹn trong 1 – 2 tháng đảm bảo trở thành thợ chuyên nghiệp.

Học chăm sóc xe thường bạn sẽ được học những gì?

Thông thường học về ngành chăm sóc xe – Detailing tại Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp học viên sẽ được:

  • Giới thiệu về ngành Detailing – chăm sóc xe
  • Giới thiệu các sản phẩm chăm sóc xe
  • Giới thiệu về các thiết bị, máy móc liên quan
  • Đào tạo quy trình rửa xe chuẩn, phương pháp 2 xô
  • Phương pháp tẩy bui sơn, bụi sắt nhựa đường
  • Phương phát tẩy ố kính, ố nền sơn…
  • Đào tạo quy trình vệ sinh và phủ ceramic khoang động cơ
  • Đào tạo quy trình vệ sinh chi tiết ngoại thất
  • Giới thiệu về đánh bóng, hiệu chỉnh sơn, các loại pad và máy đánh bóng
  • Thực hành đánh bóng, hiệu chỉnh sơn, cân bằng bề mặt
  • Đào tạo quy trình phủ ceramic, thực hành trên toàn bộ xe
  • Hướng dẫn về cách tư vấn bán hàng/chăm sóc khách hàng
  • Hỗ trợ về set up xây dựng trung tâm, phân tích chi phí vận hành

Một thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên ngành Động lực học hoặc ngành Cơ khí ô tô nhưng không thích sửa chữa xe. Một phần có thể vì đam mê, thích làm đẹp hoặc một phần có thể không thích nhem nhúa, bẩn do vết dầu mỡ, đau đầu vì phải vật lộn với những cỗ máy… thì ngành Detailing là một trong những ngành đáp ứng được rất nhiều mong muốn và nhu cầu của các bạn trẻ.

Kết hợp học nghề nội thất ô tô: Mở rộng con đường phát triển

Ngành chăm sóc và làm đẹp ô tô là một thị trường rất lớn. Các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh liên quan đến ngành này rất rộng. Trong đó đáng chú ý bạn có thể học thêm nghề nội thất ô tô, trang trí nội thất ô tô, làm nội thất ô tô… Cùng với Detailing, các khóa đào tạo nghề nội thất ô tô, thợ nội thất ô tô đang rất “hot”, lương nghề nội thất ô tô cũng rất cao.

Nghề nội thất ô tô thường sẽ học về:

  • Nguyên lý làm việc của hệ thống điện ô tô
  • Nguyên lý làm việc của hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu ô tô, cách độ đèn (đèn LED, đèn Bi…)
  • Nguyên lý làm việc, cách tháo lắp, sửa chữa hệ thống âm thanh và màn hình trên ô tô
  • Cách tháo lắp, sửa chữa, độ các thiết bị trên xe như hệ thống định vị, hệ thống chống trộm, bộ star/stop, kính điện, cốp chỉnh điện, ghế chỉnh điện…
  • Cách tháo lắp/độ các tính năng gương chiếu hậu trong và ngoài xe
  • Cách tháo lắp ghế, vách cửa, các chi tiết nhựa trong xe
  • Cách tháo lắp/bọc thảm lót sàn ô tô, bọc trần ô tô, bọc ghế da cho xe hơi…
  • Phương pháp dán film cách nhiệt ô tô
  • Cách lắp camera hành trình/camera 360 độ…
  • Các phương pháp làm cách âm chống ồn ô tô

Bên cạnh đó còn rất nhiều lĩnh vực có thể mở rộng chuyên môn thêm như:

  • Làm lốp ô tô
  • Dán Decal/wrap PPF ( Pain Protection Film)
  • Độ bô/độ body kít/độ đèn
  • Lắp đồ chơi xe hơi
  • Kinh doanh các sản phẩm chăm sóc xe, thiết bị chăm sóc xe

Có thể thấy ngành chăm sóc và làm đẹp ô tô có rất nhiều các dịch vụ liên quan, tuy nhiên như đã đề cập phía trên để học được tất cả dịch vụ trên và đưa vào kinh doanh hiệu quả thì chúng ta chỉ có thể cập nhật từ từ và theo thị trường từng khu vực.

Theo các chuyên gia và người có kinh nghiệm, với những bạn bắt đầu nghề chăm sóc ô tô, bước đi đầu tiên đơn giản nhất là tiếp cận từ lĩnh vực Detailing. Sau đó nếu có cơ hội hãy thử sức mở rộng khả năng của mình với nghề nội thất ô tô. Bởi nghề này đòi hỏi chuyên môn cao hơn, hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật nên thời gian đào tạo sẽ dài hơn.

Học nghề rửa xe ô tô: Chỉ là giải pháp ngắn hạn

Ô tô với đa phần người Việt là một tài sản lớn nên hầu hết đều có tâm lý mong muốn giữ gìn xe được mới, được sạch, nhất là về mặt ngoại thất của xe. Mặt khác, tần suất rửa xe định kỳ càng cao hơn vì đường sá  nhiều khói bụi ô nhiễm. Do đó nghề rửa xe không lo “không có đất dụng võ”.

Với suy nghĩ này, trước đây có một xu hướng học nghề chăm sóc xe đó là bắt đầu từ việc xin theo học, phụ giúp không lương trực tiếp tại các tiệm rửa xe, garage rửa xe… Tại đây, người học sẽ được dịp thực hành với việc rửa xe cơ bản, về sau học thêm các cách chăm sóc ô tô cơ bản như vệ sinh nội thất xe, thay nhớt…

Tuy nhiên việc xin học như thế này có thể không mất phí, nhưng lại không được đào tạo bài bản theo giáo trình, chuyên sâu nên không mang lại hiệu quả cao. Mặt khác ngành chăm sóc ô tô Việt Nam hiện nay đã nâng cấp một tầm cao mới, liên tục cập nhật công nghệ mới. Khách hàng của ngành này là người dùng ô tô – đa phần họ đều sẵn sàng chi hầu bao rộng rãi nhưng đi kèm theo đó cũng có không ít yêu cầu, đòi hỏi cao hơn, chuyên nghiệp hơn.

Do đó, học nghề rửa xe chỉ là một giải pháp ngắn hạn. Để xây dựng nền tảng vững chắc theo nghề, có cơ hội phát triển lâu dài, bạn vẫn nên tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu về ngành Detailing.

Để nhanh làm chủ hãy “đứng trên vai người khổng lồ”

“Làm nhỏ dễ chết”

Lộ trình quen thuộc để từ làm thợ lên làm chủ thường là: làm thợ > học nghề, tích góp kinh nghiệm và vốn > mở tiệm riêng. Rất nhiều người làm theo lộ trình này nhưng số người thành công và trụ được lại không nhiều. Bởi 2 yếu tố:

Vốn ít: Làm kinh doanh vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi bạn có vốn thấp thì xem như bạn đã thua người khác ngay từ xuất phát điểm ban đầu.

Quy mô nhỏ: Với nghề sửa xe máy, bạn có thể dễ dàng mở một tiệm nhỏ để “sống qua ngày” nhưng với ô tô thì không. Ô tô là một tài sản lớn nên chủ xe thường sẽ rất kỹ trong việc tìm nơi “giao phó” chiếc xe của mình. Tâm lý thường thấy là chủ xe sẽ chọn những garage chính hãng, trung tâm chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp… Ít ai lại dám mạo hiểm chọn các cửa tiệm nhỏ trừ khi địa chỉ đó đã hoạt động lâu năm có danh tiếng nhất định. Do đó, nếu mở tiệm chăm sóc xe ô tô quy mô nhỏ thì sẽ rất khó cạnh tranh.

Hãy “đứng trên vai người khổng lồ”

Giải pháp hay nhất cho bạn chính là “đứng trên vai người khổng lồ”. Hãy mượn sức của những người có vốn, có kinh nghiệm hay đã thành công để hỗ trợ bạn. Hiện nay có khá nhiều mô hình hợp tác kinh doanh hay trong lĩnh vực chăm sóc xe ô tô. Đáng kể nhất là hợp tác phụ trách mảng.

Người hợp tác sẽ phụ trách hoàn toàn một mảng trong trung tâm ví dụ như làm lốp ô tô, dán phim cách nhiệt hoặc sơn phủ xe. Cụ thể, người hợp tác sẽ quản lý nhân sự, điều phối công việc, đảm bảo chất lượng công việc trong mảng mà mình phụ trách. Còn bên cơ sở sẽ phụ trách về địa điểm, cơ sở vật chất. Đặc biệt, cơ sở sẽ phụ trách cả việc tìm kiếm nguồn khách hàng. Tỷ lệ chia lợi nhuận sẽ thường là 4:6 hoặc 3:7. Nếu cơ sở tìm nguồn khách hàng không đảm bảo KPI, người hợp tác vẫn được hỗ trợ một mức lương cụ thể.

Đây là một hình thức hợp tác kinh doanh đã có khá lâu ở nhiều nước phát triển. Người làm công sẽ vừa làm thợ nhưng cũng vừa làm chủ, nguồn thu nhập cao hơn, có nhiều cơ hội tiến thân hơn.

Bên cạnh hình thức này còn có một hình thức khác đó là hỗ trợ mở chi nhánh riêng. Bất kỳ cơ sở kinh doanh nào cũng muốn không ngừng phát triển mở rộng. Nhiều trung tâm chăm sóc ô tô luôn tìm người hợp tác để mở thêm chi nhánh. Bạn có kinh nghiệm – họ có vốn. Khi mở thêm chi nhánh, bạn sẽ phụ trách toàn bộ công việc của chi nhánh. Tỷ lệ chia lợi nhuận thường tầm 5:5 hoặc 6:4.

 Detailing có thực sự tiềm năng, “hot” theo xu thế?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912928273