Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành bộ sung thêm một số hành vi vi phạm và tăng nặng mức xử phạt. Sau đây là tổng hợp mức phạt vi phạm giao thông mới nhất.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30.12.2019 có hiệu lực từ 1.1.2020 bổ sung thêm một số hành vi vi phạm và tăng nặng các mức xử phạt so với trước đây.
Lỗi chuyển làn không tín hiệu báo trước
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi chuyển làn không xi nhan có mức phạt cao nhất 5 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.
Mức phạt lỗi chuyển làn không xi nhan cụ thể:
- Xe máy: 100.000 – 200.000 đồng
- Xe ô tô: 400.000 – 600.000 đồng
- Xe ô tô đi trên cao tốc: 3.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng)
Lỗi chuyển hướng không tín hiệu báo hướng rẽ
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi chuyển hướng không tín hiệu báo hướng rẽ có mức phạt cao nhất 1 triệu đồng.
Mức phạt lỗi chuyển hướng không tín hiệu báo hướng rẽ cụ thể:
- Xe máy: 400.000 – 600.000 đồng
- Xe ô tô: 800.000 – 1.000.000 đồng
Lỗi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô có mức phạt cao nhất lên đến 2 triệu đồng.
Mức phạt lỗi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô: 1.000.000 – 2.000.000 đồng
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng (không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông) có mức phạt cao nhất 5 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng cụ thể:
- Xe máy: 600.000 – 1.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Xe ô tô: 3.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng, 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông)
*Lưu ý: với đèn vàng nhấp nháy được phép chạy nhưng cần giảm tốc độ.
Lỗi đi sai làn (không đúng phần đường/làn đường quy định)
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi sai làn, không đúng phần đường có mức phạt cao nhất 5 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông phạt đến 12 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4 tháng.
Mức phạt lỗi đi sai làn đường, phần đường quy định cụ thể:
- Xe máy: 400.000 – 600.000 đồng
- Xe ô tô: 3.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
Mức phạt lỗi đi sai làn đường, phần đường quy định gây tai nạn giao thông cụ thể:
- Xe máy: 4.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Xe ô tô: 10.000.000 – 12.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
Lỗi đi không đúng theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi không đúng theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường có mức phạt cao nhất 400.000 đồng.
Mức phạt lỗi đi không đúng theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường cụ thể:
- Xe máy: 100.000 – 200.000 đồng
- Xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng
Lỗi đi ngược chiều
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” có mức phạt cao nhất lên đến 18 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấp phép lái xe 7 tháng.
Mức phạt lỗi đi ngược chiều cụ thể:
- Xe máy: 1.000.000 – 2.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Xe ô tô: 3.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Xe ô tô đi ngược chiều, đi lùi trên cao tốc: 16.000.000 – 18.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 5 – 7 tháng)
Mức phạt lỗi đi ngược chiều gây tai nạn giao thông cụ thể:
- Xe máy: 4.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Xe ô tô: 10.000.000 – 12.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
Lỗi đi vào đường cấm
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển có mức phạt cao nhất 2 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấp phép lái xe 3 tháng.
Mức phạt lỗi đi vào đường cấm cụ thể:
- Xe máy: 400.000 – 600.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Xe ô tô: 1.000.000 – 2.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
Lỗi điều khiển ô tô không có gương chiếu hậu
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi điều khiển ô tô không có gương chiếu hậu có mức phạt cao nhất là 400.000 đồng.
Mức phạt lỗi điều khiển ô tô không có gương chiếu hậu cụ thể:
- Xe máy: 100.000 – 200.000 đồng (không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng)
- Xe ô tô: 300.000 – 400.000 đồng
Mức phạt lỗi chở quá số người quy định
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi chở quá số người quy định có mức phạt tối đa 40 triệu đồng.
Mức phạt xe máy chở quá số người quy định (trừ trường hợp chở người bện đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi..):
- Chở 2 người trên xe: 200.000 – 300.000 đồng
- Chở từ 3 người trở lên: 400.000 – 600.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
Mức phạt ô tô chở khách/chở người chở quá số người quy định (chạy tuyến cự ly dưới 300 km):
- Xe 9 chỗ chở quá từ 2 người trở lên: 400.000 – 600.000 đồng/người, tối đa 40.000.000 đồng
- Xe 10 – 15 chỗ chở quá từ 3 người trở lên: 400.000 – 600.000 đồng/người, tối đa 40.000.000 đồng
- Xe 16 – 29 chỗ chở quá từ 4 người trở lên: 1.000.000 – 2.000.000 đồng/người, tối đa 40.000.000 đồng
- Xe trên 30 chỗ chở quá từ 5 người trở lên: 1.000.000 – 2.000.000 đồng/người, tối đa 40.000.000 đồng
Lỗi không có Giấy phép lái xe
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không có giấy phép lái xe (với người đã đủ tuổi điều khiển phương tiện) có mức phạt cao nhất là 6 triệu đồng.
Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe cụ thể:
- Xe máy: 800.000 – 1.200.000 đồng (với xe dung tích xy lanh dưới 175 cm3)
- Xe máy: 3.000.000 – 4.000.000 đồng (với xe dung tích xy lanh trên 175 cm3)
- Xe ô tô: 4.000.000 – 6.000.000 đồng
Lỗi không mang Giấy phép lái xe
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không mang giấy phép lái xe (có nhưng không mang theo) có mức phạt cao nhất là 400.000 đồng.
Mức phạt lỗi không mang giấy phép lái cụ thể:
- Xe máy: 100.000 – 200.000 đồng
- Xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng
Lỗi không có Giấy đăng ký xe
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không có giấy đăng ký xe có mức phạt cao nhất là 3 triệu đồng.
Mức phạt lỗi không có giấy đăng ký xe cụ thể:
- Xe máy: 300.000 – 400.000 đồng
- Xe ô tô: 2.000.000 – 3.000.000 đồng
Lỗi không có/không mang Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực có mức phạt cao nhất là 600.000 đồng.
Mức phạt không có/không mang Bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể:
- Xe máy: 100.000 – 200.000 đồng
- Xe ô tô: 400.000 – 600.000 đồng
Lỗi có nồng độ cồn khi lái xe
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe có mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe 24 tháng.
Mức phạt lỗi có nồng độ cồn khi lái xe chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máy hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở:
- Xe máy: 2.000.000 – 3.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 10 – 12 tháng)
- Xe ô tô: 6.000.000 – 8.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 10 – 12 tháng)
Mức phạt lỗi có nồng độ cồn khi lái xe chưa vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililit máy hoặc 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở:
- Xe máy: 4.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 16 – 18 tháng)
- Xe ô tô: 16.000.000 – 18.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 16 – 18 tháng)
Mức phạt lỗi có nồng độ cồn khi lái xe vượt quá 80 miligam/100 mililit máy hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở:
- Xe máy: 6.000.000 – 8.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 22 – 24 tháng)
- Xe ô tô: 30.000.000 – 40.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 22 – 24 tháng)
Lỗi xe chạy quá tốc độ
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi chạy quá tốc độ cho phép có mức phạt cao nhất là 12 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe 4 tháng.
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h – 10 km/h cụ thể:
- Xe máy: 200.000 – 300.000 đồng
- Xe ô tô: 800.000 – 1.000.000 đồng
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h – 20 km/h cụ thể:
- Xe máy: 600.000 – 1.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Xe ô tô: 3.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/h – 35 km/h cụ thể:
- Xe máy: 4.000.000 – 5.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Xe ô tô: 6.000.000 – 8.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h cụ thể:
- Xe ô tô: 10.000.000 – 12.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
Lỗi xe không đủ điều kiện để thu phí chạy tự động chạy vào làn đường dành riêng thu phí tự động
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt lỗi xe ô tô không đủ điều kiện để thu phí chạy tự động chạy vào làn đường dành riêng thu phí tự động từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
Lỗi bấm còi, rú ga, dùng đèn chiếu xa trong khu dân cư
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi bấm còi, rú ga liên tục, dùng đèn chiếu xa trong khu dân cư có mức phạt cao nhất 1 triệu đồng.
Mức phạt lỗi bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi, dùng đèn chiếu xa trong khu dân cư cụ thể:
- Xe máy: 400.000 – 600.000 đồng
- Xe ô tô: 800.000 – 1.000.000 đồng
Lỗi không thắt dây an toàn
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không thắt dây an toàn khi điều khiển phương tiện, chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy có mức phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Lỗi xe dừng đỗ sai quy định
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi ô tô dừng đỗ sai quy định có mức phạt cao nhất lên đến 12 triệu đồng.
Các lỗi ô tô dừng, đỗ có mức phạt: 200.000 – 400.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Ô tô dừng, đỗ không tín hiện báo trước
- Ô tô đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định
Các lỗi ô tô dừng, đỗ có mức phạt: 400.000 – 600.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Ô tô dừng, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng
- Ô tô dừng, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường
- Ô tô dừng, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường
- Ô tô dừng, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa 2 phần đường xe chạy
- Ô tô đỗ xe trên dốc không chèn bánh
- Ô tô dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m
- Ô tô dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt
- Ô tô dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước
- Ô tô rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe
- Ô tô dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường
- Ô tô dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”
Các lỗi ô tô dừng, đỗ có mức phạt: 800.000 – 1.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Ô tô không tuân thủ các quy định về dừng đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt
- Ô tô dừng đỗ quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung
- Ô tô dừng đỗ tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa
- Ô tô đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”
Các lỗi ô tô dừng, đỗ có mức phạt: 1.000.000 – 2.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Ô tô dừng đỗ trái quy định gây ùn tắc giao thông: 1.000.000 – 2.000.000 đồng
- Ô tô dừng đỗ trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định
- Ô tô dừng đỗ bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ
Các lỗi ô tô dừng, đỗ có mức phạt: 6.000.000 – 8.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Ô tô dừng, đỗ trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định:.
Các lỗi ô tô dừng, đỗ có mức phạt: 10.000.000 – 12.000.000 đồng (tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Ô tô dừng, đỗ, quay đầu, lùi, vượt, chuyển hướng, chuyển làn đườngkhông đúng quy định gây tai nạn giao thông
Lỗi xe chở hàng quá tải
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi xe chở quá tải có mức phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng. Lỗi phạt áp dụng cho cả lái xe và chủ xe.
Mức phạt lái xe chở quá tải:
- Tỷ lệ quá tải từ 10% – 30%: 800.000 – 1.000.000 đồng
- Tỷ lệ quá tải từ 30% – 50%: 3.000.000 – 5.000.000 đồng
- Tỷ lệ quá tải từ 50% – 100%: 5.000.000 – 7.000.000 đồng
- Tỷ lệ quá tải từ 100% – 150%: 7.000.000 – 8.000.000 đồng
- Tỷ lệ quá tải trên 150%: 8.000.000 – 12.000.000 đồng
Mức phạt chủ xe chở quá tải:
- Tỷ lệ quá tải từ 10% – 30%: 2.000.000 – 4.000.000 đồng (với cá nhân), 4.000.000 – 8.000.000 đồng (với tổ chức)
- Tỷ lệ quá tải từ 30% – 50%: 6.000.000 – 8.000.000 đồng (với cá nhân), 12.000.000 – 16.000.000 đồng (với tổ chức)
- Tỷ lệ quá tải từ 50% – 100%: 14.000.000 – 16.000.000 đồng (với cá nhân), 28.000.000 – 32.000.000 đồng (với tổ chức)
- Tỷ lệ quá tải từ 100% – 150%: 16.000.000 – 18.000.000 đồng (với cá nhân), 32.000.000 – 36.000.000 đồng (với tổ chức)
- Tỷ lệ quá tải trên 150%: 18.000.000 – 20.000.000 đồng (với cá nhân), 36.000.000 – 40.000.000 đồng (với tổ chức)
Lỗi xe quá hạn đăng kiểm
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi xe quá hạn đăng kiểm có mức phạt cao nhất lên đến triệu 16 đồng. Lỗi phạt áp dụng cho cả lái xe và chủ xe.
Mức phạt lỗi xe quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng cụ thể:
- Lái xe: 2.000.000 – 3.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Chủ xe là cá nhân: 4.000.000 – 6.000.000 đồng
- Chủ xe là tổ chức: 8.000.000 – 12.000.000 đồng
Mức phạt lỗi xe quá hạn đăng kiểm trên 1 tháng cụ thể:
- Lái xe: 4.000.000 – 6.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Chủ xe là cá nhân: 6.000.000 – 8.000.000 đồng
- Chủ xe là tổ chức: 12.000.000 – 16.000.000 đồng
Nguồn: Tổng hợp